Header Ads

test

Tìm hiểu về cấu tạo của màn hình LCD

Màn hình tinh thể lỏng (hay LCD) là loại thiết bị hiển thị tạo bởi các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng; đồng thời thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực để cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng. Vậy cấu tạo của màn hình LCD là như thế nào, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu ngay sau đây.
Hoạt động dựa trên nguyên tắc ánh sáng nền (Back Light). Được sản xuất từ năm 1970, LCD là một loại vật chất phản xạ ánh sáng khi điện thế thay đổi. Cho đến nay thì LCD có cấu tạo gần như rất hoàn chỉnh với 2 loại thiết kế nguồn sáng khác nhau, bao gồm:
cau-tao-man-hinh-lcd-1
Cấu tạo của màn hình LCD
- Trong kiểu LCD thứ nhất, ánh sáng được phát ra từ một đèn nền, có vô số phương phân cực như các ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng này được cho lọt qua lớp kính lọc phân cực thứ nhất, trở thành ánh sáng phân cực phẳng chỉ có phương thẳng đứng. Ánh sáng phân cực phẳng này lại tiếp tục được truyền qua tấm thủy tinh và lớp điện cực trong suốt để đến lớp tinh thể lỏng. Sau đó, chúng tiếp tục đi tới kính lọc phân cực thứ hai; có phương phân cực vuông góc với kính lọc thứ nhất, rồi chuyển tới mắt người quan sát. Kiểu màn hình này thường áp dụng cho màn hình màu ở máy tính hay TV và để tạo ra màu sắc, sẽ có kính lọc màu ở lớp ngoài cùng, trước khi ánh sáng đi ra đến mắt người.
- Ở kiểu LCD thứ hai, chúng lấy ánh sáng tự nhiên đi vào từ mặt trên và có gương phản xạ nằm sau, dội ánh sáng này lại tới mắt người xem. Đây là cấu tạo thường gặp ở các loại màn hình tinh thể lỏng đen trắng trong các thiết bị nhỏ gọn, bỏ túi. Vì không cần nguồn sáng nên chúng là loại thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Chính vì cấu tạo của màn hình LCD như vậy nên chúng được chia ra thành hai loại là LCD ma trận chủ động và LCD ma trận thụ động. Do vậy, nếu bạn muốn tìm mua một chiếc LCD chất lượng tốt thì hãy tìm hiểu thật kĩ về cấu tạo của chúng để tiện cho mục đích của mình nhé.

Không có nhận xét nào